Image Image
  
English alternative text

    Hotline  0903. 194318      Mr. Phan Mạnh Cường
    Hotline  0919. 451145      Mr. Nguyễn An Phương

Thu mua đồng nát, tậu nhà Hà Nội

Gần 10 năm trước, chị Hạnh chân ướt chân ráo lên Hà Nội kiếm tiền phụ mẹ nuôi lũ em. Bằng cấp không, họ hàng không, chị đánh liều sắm cái thúng, đòn gánh rồi cũng đi rao đồng nát như ai và bắt đầu một “sự nghiệp” mà chị nghĩ cả đời không ngửa mặt lên được.

alternative text
Nếu chăm chỉ, nhiều người có thể làm giàu từ nghề đồng nát. Ảnh: Xuân Ngọc

Những năm đầu tiên, chị chỉ kiếm đủ tiền nuôi miệng, thuê nhà trọ ở khu ổ chuột và gửi một chút về cho gia đình ở Hưng Yên. Nhưng làm hơn một năm trong nghề, thấy nhiều người giàu lên, chị cũng lân la đi theo bắt chước.
“Hóa ra thu gom đồng nát không phải chỉ là giấy, sắt vụn, chai lọ như mình nghĩ. Những thứ cồng kềnh, nặng nề, thậm chí hôi hám như cửa sắt hỏng, đồ điện cũ, bới giày cũ trong các bãi rác... mới là những cái ra tiền”, chị Hạnh nói.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, hiện nay, giá mỗi cân giấy vụn mà cánh đồng nát thu mua là 3.000-6.000 đồng tương ứng với giấy bìa, giấy photo, giấy vở viết. Khi bán lại cho chủ buôn, mỗi cân giấy người bán lãi được 500-800 đồng.
Còn những tấm cửa nhôm, sắt hay đồ điện cũ, sau khi cạo sạch rỉ, người thu mua có thể đem bán với giá gấp 2 đến 3. Đây là những món hàng mang lại lợi nhuận cao cho nghề này.
Như một chiếc quạt cũ mua theo giá sắt vụn chỉ 15.000-20.000 đồng, nhưng nếu gặp khách, bán trao tay có thể lãi tới 50.000-70.000 đồng mỗi chiếc. Bếp gas cũ chỉ mua với giá 50.000 đồng có thể bán lại cho các chủ kinh doanh mặt hàng này với giá 120.000 đồng.
Bới trong những đống rác, mong tìm được những phế liệu có thể bán được. Ảnh: Xuân Ngọc
Bới trong những đống rác, mong tìm được những phế liệu có thể bán được. Ảnh: Xuân Ngọc.
Sắt vụn mua với giá 5.000 đồng một kg thì sau khi làm mới bằng giấy ráp có thể bán cho những chủ hiệu hàn xì với giá gấp đôi, còn bán cho chủ thu gom sắt vụn với giá 8.000 đồng mỗi kg. Những đôi giày cũ, hỏng được lượm từ những đống rác, sau khi giặt sạch, dán đế bằng keo con voi rồi bán cho những nơi buôn giày dép hàng thùng với giá 10.000 đồng, không mất vốn, chỉ tốn công sức.
Nhờ vậy, không ít người đã tích được vốn liếng sau vài năm làm nghề để mở một cơ sở riêng. Chị Tám (quê Phú Thọ), chủ cơ sở thu mua phế liệu trên đường Nguyễn Khoái tiết lộ, với những người mới vào nghề, nếu chăm chỉ mỗi tháng cũng có thể kiếm được khoảng 5-6 triệu. Còn khi đã mở được một cơ sở riêng mình thì thu nhập sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Chia sẻ về căn nhà đang ở rộng chừng 50 mét vuông, chị Hạnh cho biết thêm, đó là nơi ngày trước chị thuê để “tập kết” hàng, phân loại rồi chuyển về những khu tái sinh. “Hồi đấy, thuê có 300.000 đồng, quây tôn xung quanh để chứa hàng, dựng tạm gác xép ở trên để ngủ. Ba năm sau tôi mua được miếng đất và kiếm thêm 2 năm nữa thì xây được như bây giờ”, chị vui vẻ kể lại.
Khi đã làm lâu năm, tích được mốt số vốn, nhiều người có thể mở cơ sở của riêng mình. Ảnh: Xuân Ngọc
Khi đã làm lâu năm, tích được mốt số vốn, nhiều người có thể mở cơ sở của riêng mình. Ảnh: Xuân Ngọc
Tất nhiên những người cất được nhà Hà Nội từ gánh sắt vụn như chị Hạnh không nhiều. "Sau khi đã có một số vốn nhất định từ nghề này, cần chuyển sang làm đầu thu gom phế liệu hoặc đầu tư vào một lĩnh vực lân cận như chuyên thu mua các que hàn, phế liệu thừa ở các nhà máy, công trường", chị Hạnh mách nước.
Nghề thu gom sắt vụn và phế liệu xuất hiện từ khá lâu. Đa phần, họ đều là những người tỉnh lẻ, học hành dở dang và lên Hà Nội hay các thành phố lớn để mưu sinh. Các cơ sở thu mua phế liệu hiện nay rải rác trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội như Minh Khai, Đê La Thành, Nguyễn Khoái, Láng...
Theo nhiều người trong nghề, làm ra tiền trong nghề nay cũng cực kỳ vất vả. Chị Tám cho hay, mỗi ngày đi bộ không dưới 20 cây số, nhiều hôm gánh nặng về sưng vù vai vì đòn gánh tỳ vào nhưng vẫn thấy vui hơn những hôm thúng gánh nhẹ bẫng nếu không thu mua được gì. Rồi nhiều đêm còn thức trắng để cọ rỉ sắt, ra những đống rác lớn lượm đồ cũ hỏng về bán.
“Nhiều hôm, cả cái cửa to chềnh ềnh, một mình mình phải lấy kìm vặn từng móc nối ra để cho vào thúng gánh về. Ngày đi gom hàng, đêm đến lại bịt khẩu trang ngồi cạo rỉ sắt. Khi ngủ cũng ngửi thấy mùi nồng nồng, hôi hôi của những vỏ lon còn sót bia hay mùi ẩm, mốc của giấy, sắt rỉ. Thậm chí khi đã là ‘chủ’, ngồi đập bẹp vỏ lon cũng sưng vù cả tay”, chị Tám kể.
Nhưng với những người làm nghề, nỗi khổ vì lao động chân tay nặng nhọc đó dường như cũng chưa thấm thoát vào đâu so với định kiến xã hội dành cho họ. Không ít nơi, những người đi thu gom đồng nát vẫn bị gán cho cái tiếng vô học, ăn cắp vặt, trộm từ đôi dép đến thùng cát tông. “Cũng có con sâu làm rầu nồi canh, nhưng nếu nghĩ ai cũng vậy thì oan cho những người kiếm tiền từ chính mồ hồi nước mắt”, chị Mỹ (Thường Tín, Hà Nội) chua xót nói.
(Nguồn: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/03/thu-mua-dong-nat-tau-nha-ha-noi/)