Image Image
  
English alternative text

    Hotline  0903. 194318      Mr. Phan Mạnh Cường
    Hotline  0919. 451145      Mr. Nguyễn An Phương

Nước sạch từ… rác

(LĐ) - Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương những năm qua đã nhiều lần tràn bờ gây ô nhiễm, khiến cư dân địa phương bức xúc.

alternative text
Nước sạch từ... rác

Nhưng cũng chính tại đây, khi những cư dân địa phương được mời đến tham quan và chứng kiến hệ thống xử lý nước rỉ rác (NRR) đang được vận hành ổn định, họ đã vui mừng ra mặt. Từ loại nước rỉ rác đen ngòm, hôi thối độc hại, qua hệ thống xử lý, thải ra môi trường là dòng nước trong vắt.
Ông Nguyễn Văn Thiền - GĐ Cty cấp thoát nước và môi trường Bình Dương - cho biết: "Nhà máy xử lý NRR Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương có công suất 480m3/ngày đêm không phải là nhà máy có quy mô lớn nhất, nhưng là nhà máy đầu tiên ở VN đạt tiêu chuẩn cao nhất, vì NRR sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao nhất của Việt Nam-TCVN7733-2007 loại A".
Theo ông Nguyễn Phương Quý - Tổng GĐ Cty đầu tư và phát triển môi trường SFC Việt Nam, ngay cả 5 dự án nhà máy xử lý nước thải Cty đã và đang đầu tư, thi công, trong đó có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cần bài toán công nghệ đơn giản hơn, cũng chỉ đạt tiêu chuẩn yêu cầu nước sau xử lý đến loại B.
Năm 2003, Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Nguồn kinh phí được Đại sứ quán Phần Lan tài trợ là 6,6 triệu EUR.
Tháng 4.2009, gói dự án xây dựng nhà máy xử lý NRR được chính thức thi công với đại diện liên danh trúng thầu là Cty CP đầu tư và phát triển môi trường SFC Việt Nam. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng nhà máy, 27,9 tỉ đồng từ vốn ngân sách.
Trong thời gian xây dựng nhà máy hai hố chứa NRR tạm thời đang tồn đọng lên đến hơn 100.000m3, có lúc đã tràn bơ, khiến dân chúng bất bình và khiếu kiện. Từ bức xúc này, hố lưu trữ NRR số 3 được xây dựng để bảo đảm việc lưu chứa NRR trong mùa mưa, tránh tình trạng quá tải hay tràn bờ gây ô nhiễm đất trồng trọt xung quanh.
Công suất 480m3/ngày, nhưng vì trong NRR có nồng độ các thành phần chất ô nhiễm quá cao - cụ thể COD, BOD, tổng nitơ đều cao hơn 1.200 lần so với TCVN, chính vì thế, tải lượng các chất ô nhiễm nhà máy phải xử lý ngang bằng với một nhà máy xử lý nước thải có công suất 72.000m3/ngày.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương hiện mỗi ngày tiếp nhận từ 800-900 tấn rác của 4 huyện, thị: Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An và Bến Cát, mỗi ngày thải ra khoảng 200m3 NRR. Trong NRR, không chỉ có các thành phần gây ô nhiễm đất đai và nguồn nước ngầm, nước mặt, mà những chất đó có độ độc hại có thể gây ra các bệnh nan y như ung thư.
Bên cạnh việc xử lý 200m3 NRR mới mỗi ngày, nhà máy cũng xử lý dần lượng NRR tồn đọng, khoảng 300m3/ngày. Nếu tiến độ xử lý ổn định, phải mất cả năm nữa mới xử lý xong lượng NRR tồn đọng trên 100.000m3 ở hai hồ chứa.
Hai tháng qua, nhà máy xử lý NRR tại Nam Bình Dương đã được cho chạy thử một cách thận trọng. Bảy mẫu nước sau xử lý thu thập từ ngày 21.9-17.10.2009 đã được mang phân tích tại Viện Môi trường-Tài nguyên thuộc ĐH Quốc gia TPHCM và Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Bình Dương.
Kết quả đều vượt xa mong đợi: Nồng độ COD 22-45mg/l và 24mg/l (TCVN 7733-2007 loại A là là 50mg/l); BOD5 6-16mg/l và 15mg/l (30); tổng nitơ lỏng 3,36-11,2mg/l và 4,9mg/l (15); tổng phốtpho lỏng 0,06-0,54mg/l và 0,43mg/l (5)... NRR sau khi xử lý còn lại cặn bã sẽ được đưa tiếp ra bãi chôn lấp để lấy NRR lần hai.
(Nguồn: http://www.baomoi.com/Nuoc-sach-tu-rac/45/3410733.epi)